Thẻ: Táo bón ở trẻ em dưới 1 tuổi
Táo bón ở trẻ em dưới 1 tuổi
Táo bón là gì?
Thông thường, khi thức ăn được tiêu hóa, nó sẽ di chuyển dọc theo ruột, hấp thụ chất dinh dưỡng và nước, và chất thải trở thành phân. Muốn làm mềm phân cần đáp ứng đủ 2 điều kiện: lượng nước trong chất thải vừa đủ, cơ trực tràng và ruột già co giãn để đẩy phân ra ngoài theo đường ruột. Rối loạn của một trong hai cơ chế này, chẳng hạn như ít nước hoặc nhu động ruột kém, có thể dẫn đến táo bón ở trẻ em. Táo bón là hiện tượng tần suất đi cầu ít và phân cứng.
Nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ em dưới 1 tuổi
Trẻ nhỏ từ 0 đến 6 tháng tuổi, đặc biệt là những trẻ không bú sữa mẹ có khả năng cao bị táo bón do thành phần đạm trong sữa bột công thức khó để trẻ tiêu hóa hơn sữa mẹ và hệ tiêu hóa trong giai đoạn này chưa hoàn thiện. Ngoài ra, lượng chất đạm quá nhiều trong một số loại sữa bột công thức quá ngưỡng hấp thụ của ruột cũng gây nên táo bón ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi do đường ruột phải tăng hấp thu nước để hòa tan được lượng đạm thừa này;
Cơ bụng và thành ruột cũng là yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ táo bón ở trẻ nhỏ. Trẻ mắc bệnh, đẻ non thường bị táo bón;
- Táo bón ở trẻ em dưới 1 tuổi hoặc ở trẻ trên 1 tuổi thường do thức ăn có chứa quá nhiều chất đạm hoặc chất béo và ít chất khoáng, thức ăn của trẻ không có đủ hàm lượng vitamin B1 cần thiết;
- Trẻ dưới 1 tuổi bị táo bón do nhu động ruột hoạt động chậm;
- Hành vi nín giữ phân và nhịn đi cầu: trẻ ham chơi, nhịn đi đại tiện khiến phân lớn, rắn hơn, gây đau sau khi trẻ đi đại tiện. Triệu chứng này khiến trẻ sợ đi tiêu và lần sau đi cầu sẽ càng đau hơn;
- Do thay đổi môi trường đi cầu của trẻ: khi bé bắt đầu được đi học;
- Các nguyên nhân khác: ruột già của trẻ quá lớn (chứng phình đại tràng bẩm sinh sẽ khiến trẻ không đại tiện được trong 48 giờ đầu sau sinh, sau đó táo bón kéo dài kèm theo chướng bụng, rối loạn nhu động ruột và hẹp hậu môn); các bệnh nội tiết-chuyển hóa. , thần kinh bất thường, bệnh lý thần kinh-cơ, …
Các mẹo chữa táo bón ở trẻ em dưới 1 tuổi tại nhà
Ngoài ra, các mẹ cũng có thể hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ nhỏ bằng cách áp dụng các mẹo chữa tại nhà, như:
– Massage bụng giúp giảm táo bón ở trẻ nhỏ
Massage bụng có thể giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và kích thích nhu động ruột, khả năng tiêu hóa của dạ dày. Thực hiện massage đều đặn hàng ngày giúp làm giảm triệu chứng đầy hơi, ứ trệ và đau bụng, táo bón ở trẻ em.
– Ngâm hậu môn với nước muối ấm để đẩy lùi táo bón cho trẻ dưới 1 tuổi
Ngâm hậu môn của trẻ trong nước muối ấm trước khi đi đại tiện có thể làm mềm niêm mạc và giãn cơ vòng hậu môn, nhờ đó trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn, tránh đau rát. Ngoài ra, thường xuyên ngâm hậu môn bằng nước ấm còn có thể giảm nguy cơ viêm nhiễm, nứt hậu môn hoặc áp xe,…
– Rau mồng tơi hỗ trợ giảm đau rát khi đại tiện cho trẻ
Chất nhầy pectin trong rau mồng tơi có tác dụng làm mềm trực tràng – hậu môn, giúp phân đi ngoài dễ dàng mà không gây khó chịu, đau rát. Vì vậy, nên dùng rau mồng tơi để giảm ngứa, đau rát khi trẻ đi cầu.
Khi nào táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi cần phải đi khám?
Khi bị táo bón, giải pháp tốt nhất là cha mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa Nhi về tiêu hóa, để không bỏ sót các bệnh lý khác, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn. Ngoài ra, khi bé có các biểu hiện sau, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế:
- Trẻ bị đau bụng dữ dội;
- Trẻ chưa đi tiêu sau hơn 24 giờ so với tần suất bình thường ở trẻ dưới 4 tháng tuổi;
- Đầy bụng, nôn mửa;
- Chậm phát triển;
- Tiêu chảy có máu;
- Chậm phát triển về thần kinh;
- Hậu môn của trẻ bất thường;
- Có triệu chứng nghi ngờ táo bón bệnh lý.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi là hình thành thói quen đi ngoài vào cùng một thời điểm trong ngày. Đồng thời, đối với trẻ sau tuổi ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ ăn rau, củ, quả để cung cấp lượng chất xơ cần thiết, làm mềm phân và đi tiêu dễ dàng hơn. Nếu tình trạng táo bón của trẻ kéo dài, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến trung tâm y tế để khám và điều trị.