Thẻ: Biện pháp điều trị táo bón cho trẻ hiệu quả tại nhà
Biện pháp điều trị táo bón cho trẻ hiệu quả tại nhà
Táo bón là tình trạng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Hầu hết trẻ nhỏ từ khi sinh ra cho tới khi đi học, thường gặp phải nhiều vấn đề về rối loạn đường tiêu hóa. Đa phần đều không quá nghiêm trọng. Vậy biện pháp nào để điều trị táo bón cho trẻ hiệu quả tại nhà ?
TRẺ ĐẠI TIỆN NHƯ NÀO THÌ GỌI LÀ TÁO BÓN?
Trẻ bị táo bón khi đi tiêu thường có phân cứng và giống như các viên bi tròn nhỏ (giống phân dê). Trẻ khóc khi cố gắng rặn và tần suất đi cầu ít đi, có nghĩa là trẻ đi cầu 1 lần trong khoảng từ 1-2 ngày so với thói quen trước đó là từ 3 đến 4 lần trong ngày. Cần chú ý ở độ tuổi này các cơ thành bụng còn yếu nên trẻ thường phải rặn khi đi cầu và làm cho bé đỏ mặt. Do đó, nếu trẻ đi ngoài phân mềm sau vài phút rặn thì không phải táo bón.
Triệu chứng của táo bón
- Trẻ nhỏ có thể cúi người hoặc khép mông và khóc.
- Trẻ mới biết đi sẽ đung đưa tới lui trong khi gồng chân và mông, gập người về phía trước, nhón chân hoặc vặn mình, ngồi không yên, ngồi xổm hoặc tư thế bất thường.
- Trẻ lớn: Nếu con bạn đại tiện ít hơn bình thường, hoặc kêu đau khi đại tiện, có thể là trẻ bị táo bón. Ví dụ: Thường ngày bé đại tiện 1-2 lần, nếu 2 ngày liền bé không đại tiện thì có thể do trẻ bị táo bón.
- Nhiều trẻ sơ sinh bị táo bón hình thành “thói quen” bất thường khi cảm thấy đại tiện là nhịn đại tiện. Trẻ lớn hơn có thể trốn trong góc hoặc những nơi khác trong khi làm việc này.
- Trẻ bị táo bón đi tiêu ra phân rắn, khô
HẬU QUẢ CỦA TÁO BÓN Ở TRẺ NHỎ
Mặc dù hành động trên trông giống như trẻ đang cố gắng đi đại tiện, nhưng sự thật là trẻ đang cố gắng không đi vệ sinh vì nhiều lý do: chúng không có chỗ để cảm thấy “thoải mái”, hoặc trẻ đang “bận” và bỏ qua nhu cầu đi đại tiện hoặc đại tiện khiến trẻ bị đau, vì vậy trẻ nhịn đi tiêu để tránh bị đau thêm. Đôi khi trẻ có thể bị rách hậu môn sau khi đi ngoài ra phân to, cứng (gọi là nứt hậu môn). Cơn đau do vết rách hậu môn có thể làm trẻ nhịn đi cầu.
Cần chú ý phát hiện hành vi này của trẻ để đề phòng hoặc có những biện pháp điều trị táo bón cho trẻ hiệu quả. Nếu trẻ bị “bỏ quên” hay “thoát” khỏi sự kiểm soát của cha mẹ, sẽ dễ dẫn tới vòng luẩn quẩn của táo bón: nhịn đi cầu, làm cho phân ở lâu trong cơ thể ngày càng lớn và càng khô, cứng, đến khi đi cầu khiến trẻ rặn nhiều và làm rách hậu môn gây đau và chảy máu. Điều đó càng khiến trẻ sợ đi cầu và càng nín nhiều hơn.
Cuối cùng, khối phân cứng phát triển trong trực tràng (đoạn cuối của ống tiêu hóa nối với lỗ hậu môn) khiến trẻ không thể giữ được một nữa, khiến phân bị són ra quần (thường gọi là ị đùn). Theo thời gian, phần phân lỏng (hình thành ngay sau bữa ăn) hoặc phân kích thích trực tràng len ra ngoài, khiến trẻ thực sự cảm thấy xấu hổ và sợ hãi nên sẽ không tham gia khỏi các hoạt động ở trường như bạn bè cùng trang lứa.
Sau khoảng một tuổi, trẻ mắc táo bón chức năng, nghĩa là không mắc bệnh lý gì cả mà do “hậu quả” của hành vi nín nhịn ở trên. Khoảng 5% số trẻ nhỏ bị táo bón là do các bệnh lý thực thể. Táo bón do các bệnh lý thường không tự khỏi và kèm theo các triệu chứng bất thường khác, trẻ thường bị suy dinh dưỡng. Có rất nhiều nguyên do như ruột già của trẻ bị to hoặc hẹp hậu môn, rối loạn vận động ruột do bất thường thần kinh, bệnh nội tiết chuyển hóa hoặc bệnh thần kinh, cơ… Đối với những nguyên nhân này cần trị bệnh tận gốc mới hết táo bón.
BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN CHO TRẺ TẠI NHÀ
Đa số các trường hợp có thể dễ dàng tìm ra biện pháp điều trị táo bón cho trẻ tại nhà. Dù những cách này khá đơn giản nhưng chúng thường có hiệu quả ngay trong vòng 24 giờ.
Trẻ bị táo bón cần bổ sung chất xơ từ rau củ, trái cây
TRẺ TỪ 6 ĐẾN 12 THÁNG TUỔI
- Nước hoa quả: Bạn có thể cho trẻ uống một số loại nước trái cây nguyên chất có thể trị táo bón hiệu quả như mận, táo, lê. Các loại nước trái cây khác không hiệu quả bằng loại trên.
- Thức ăn giàu chất xơ: Nếu trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc, cha mẹ có thể dùng bột lúa mạch thay cho bột gạo. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử sử dụng các loại trái cây và rau quả giàu chất xơ (nghiền nát), chẳng hạn như mơ, khoai lang, lê, mận, đào, đậu, đậu Hà Lan, bông cải xanh hoặc cải bó xôi. Bạn có thể trộn nước ép trái cây (táo, mận, lê) với bột ngũ cốc hoặc trái cây / rau nghiền.
- Si-rô sắt chứa hàm lượng sắt cao hơn, đôi khi có thể gây táo bón. Vì vậy, đối với trẻ đang bổ sung sắt, cha mẹ cần có chế độ ăn uống hợp lý để trẻ không bị táo bón
TRẺ TỪ 1 TUỔI TRỞ LÊN
- Nước hoa quả: giống như ở trẻ nhỏ, nước trái cây mận, táo hoặc lê nguyên chất sẽ giúp làm mềm phân ở trẻ lớn.
- Thức ăn: Cho trẻ ăn đủ 4 loại thực phẩm bao gồm thức ăn nguyên hạt, trái cây, rau, nước.
Qua bài viết trên đây, chúng ta sẽ thấy rằng, trẻ bị táo bón hầu hết là do chế độ ăn uống không hợp lí. Vì thế, cha mẹ cần phải cân bằng chế độ ăn uống giữa các nhóm chất như: Chất đạm, chất xơ… Ngoài ra, có thể kết hợp bổ sung các chất xơ hòa tan cũng là biện pháp điều trị táo bón cho trẻ tại nhà rất hiệu quả. Sản phẩm MIXTER FOS là sự kết hợp của chất xơ hòa tan Inulin và FOS, khi đưa vào đường tiêu hóa sẽ hấp thụ nước, trương nở tạo thành hệ thống gel nhớt, giúp làm mềm và tăng khối lượng phân, đồng thời kích thích nhu động ruột để dễ dàng đẩy phân ra ngoài.
Để liên hệ tư vấn dinh dưỡng cho bé vui lòng gọi theo hotline: 0977.55.6819 – 096.793.6685 – 098.535.7586