Website chính thức của Mixter Fos

  • Chính sách bảo mật
  • Chính sách đổi trả
  • Chính sách bảo hành
mixterfos.vn
  • Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Sản phẩm
  • Liên hệ

Cart

  • Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Sản phẩm
  • Liên hệ
mixterfos.vn
Home/Thông tin từ Mixter
Posted by : hiep bee / On : 04/05/2021

Hậu quả của táo bón ở trẻ như thế nào?

Chăm sóc trẻ, Táo bón

Theo nghiên cứu, có khoảng 10% trẻ nhỏ mắc táo bón và có khoảng 30% trong số đó cần có sự can thiệp của các bác sĩ. Táo bón nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho bé. Táo bón là một triệu chứng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Có tới 95% trẻ em bị táo bón chức năng và hầu hết các bà mẹ đều không chăm sóc trẻ kịp thời và đúng cách. Thông thường khi tình trạng táo bón kéo dài và ngày càng nặng, cha mẹ mới “lo lắng” tìm cách.

Những hậu quả nguy hiểm của táo bón ở trẻ

Khi không được xử lý đúng cách gây ra những hậu quả của táo bón khó lường như trĩ, viêm tắc ruột hoặc ung thư hậu môn – trực tràng và suy giảm sức đề kháng,…

Bệnh trĩ là hậu quả của táo bón ở bé: Táo bón lâu ngày khiến phân không thể đi ra ngoài cơ thể mà tích tụ lại ở ruột – đại tràng làm cản trở lưu thông máu. Khi trẻ cố gắng rặn phân nhưng không được nên khiến các mạch máu gần hậu môn co thắt làm tăng kích thước của búi trĩ. Do đó, mỗi lần đi vệ sinh mẹ sẽ thấy nước tiểu của trẻ bị dính máu, hoặc thấy một ít máu trên khăn giấy. Đó là biểu hiện của bệnh trĩ.

Tắc ruột, viêm ruột là hậu quả của táo bón ở trẻ: Phân rắn ứ đọng lâu ngày không đào thải được gây tắc ruột. Vì vậy, mẹ thường thấy trẻ đau bụng, đầy bụng hoặc chán ăn, đầy hơi, bụng cứng và phân rắn. Biến chứng này có thể khiến bé sụt cân do biếng ăn, khó tiêu hoặc thậm chí là bục ruột.

Ung thư hậu môn – trực tràng là hậu quả của táo bón:  Phân của trẻ bị táo bón rất khô và cứng, do đó chứa nhiều độc tố và chất gây ung thư tiềm ẩn, chẳng hạn như axit deoxycholic, axit lithocholic và phức hợp nitroso (NOC). Nếu phân quá lâu không đi ra ngoài đại tràng thường xuyên, thời gian tiếp xúc giữa phân và niêm mạc trực tràng sẽ tăng lên, gây tổn thương thực thể và lâu dần sẽ phát triển thành ung thư.

Suy giảm sức đề kháng là hậu quả của táo bón ở trẻ : Táo bón khiến bé biếng ăn và không đi ngoài được khiến sức đề kháng của bé giảm đi rất nhiều. Vì các chất độc trong phân sẽ bị hấp thụ ngược trở lại cơ thể, từ đó làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Dinh dưỡng trong thức ăn là nguồn cơ chất quan trọng giúp tăng cường sức đề kháng cho bé, thúc đẩy sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

Vì vậy, cha mẹ cần theo dõi kỹ biểu hiện của trẻ, phát hiện kịp thời tình trạng táo bón và xử lý đúng cách để không gặp những hậu quả của táo bón ở trẻ nguy hiểm này.

Phòng ngừa bệnh táo bón như thế nào?

Trẻ bị táo bón hầu hết là do chế độ ăn uống thiếu hụt chất xơ và thiếu các enzyme tiêu hóa thức ăn. Do đó ba mẹ cần phải điều chỉnh thực đơn bữa ăn sao cho phù hợp cho bé là bước đầu tiên giúp phòng và đẩy lùi táo bón ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, cơ thể thiếu nước cũng làm chậm quá trình tiêu hóa, thiếu trơn tru. Vì vậy, mẹ đừng quên cho bé uống đủ nước mỗi ngày (ít nhất là 1,5 lít nước). Ngoài ra, cha mẹ cũng cần hình thành thói quen cho trẻ đi vệ sinh vào một khung giờ cố định hàng ngày (sáng hoặc sau bữa tối). Cho bé vận động nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày để kích thích nhu động ruột để tránh những hậu quả nguy hiểm của táo bón

Posted by : hiep bee / On : 04/05/2021

Táo bón ở trẻ em dưới 1 tuổi

Chăm sóc trẻ, Táo bón

Nội dung chính

  • 1 Táo bón là gì?
  • 2 Nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ em dưới 1 tuổi
  • 3 Các mẹo chữa táo bón ở trẻ em dưới 1 tuổi tại nhà
    • 3.1 – Massage bụng giúp giảm táo bón ở trẻ nhỏ
    • 3.2 – Ngâm hậu môn với nước muối ấm để đẩy lùi táo bón cho trẻ dưới 1 tuổi
    • 3.3 – Rau mồng tơi hỗ trợ giảm đau rát khi đại tiện cho trẻ
  • 4 Khi nào táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi cần phải đi khám?

Táo bón là gì?

Thông thường, khi thức ăn được tiêu hóa, nó sẽ di chuyển dọc theo ruột, hấp thụ chất dinh dưỡng và nước, và chất thải trở thành phân. Muốn làm mềm phân cần đáp ứng đủ 2 điều kiện: lượng nước trong chất thải vừa đủ, cơ trực tràng và ruột già co giãn để đẩy phân ra ngoài theo đường ruột. Rối loạn của một trong hai cơ chế này, chẳng hạn như ít nước hoặc nhu động ruột kém, có thể dẫn đến táo bón ở trẻ em. Táo bón là hiện tượng tần suất đi cầu ít và phân cứng.

Nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ em dưới 1 tuổi

Trẻ nhỏ từ 0 đến 6 tháng tuổi, đặc biệt là những trẻ không bú sữa mẹ có khả năng cao bị táo bón do thành phần đạm trong sữa bột công thức khó để trẻ tiêu hóa hơn sữa mẹ và hệ tiêu hóa trong giai đoạn này chưa hoàn thiện. Ngoài ra, lượng chất đạm quá nhiều trong một số loại sữa bột công thức quá ngưỡng hấp thụ của ruột cũng gây nên táo bón ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi do đường ruột phải tăng hấp thu nước để hòa tan được lượng đạm thừa này;

Cơ bụng và thành ruột cũng là yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ táo bón ở trẻ nhỏ. Trẻ mắc bệnh, đẻ non thường bị táo bón;

  • Táo bón ở trẻ em dưới 1  tuổi hoặc ở trẻ trên 1 tuổi thường do thức ăn có chứa quá nhiều chất đạm hoặc chất béo và ít chất khoáng, thức ăn của trẻ không có đủ hàm lượng vitamin B1 cần thiết;
  • Trẻ dưới 1 tuổi bị táo bón do nhu động ruột hoạt động chậm;
  • Hành vi nín giữ phân và nhịn đi cầu: trẻ ham chơi, nhịn đi đại tiện khiến phân lớn, rắn hơn, gây đau sau khi trẻ đi đại tiện. Triệu chứng này khiến trẻ sợ đi tiêu và lần sau đi cầu sẽ càng đau hơn;
  • Do thay đổi môi trường đi cầu của trẻ: khi bé bắt đầu được đi học;
  • Các nguyên nhân khác: ruột già của trẻ quá lớn (chứng phình đại tràng bẩm sinh sẽ khiến trẻ không đại tiện được trong 48 giờ đầu sau sinh, sau đó táo bón kéo dài kèm theo chướng bụng, rối loạn nhu động ruột và hẹp hậu môn); các bệnh nội tiết-chuyển hóa. , thần kinh bất thường, bệnh lý thần kinh-cơ, …

Các mẹo chữa táo bón ở trẻ em dưới 1 tuổi tại nhà

Ngoài ra, các mẹ cũng có thể hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ nhỏ bằng cách áp dụng các mẹo chữa tại nhà, như:

– Massage bụng giúp giảm táo bón ở trẻ nhỏ

Massage bụng có thể giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và kích thích nhu động ruột, khả năng tiêu hóa của dạ dày. Thực hiện massage đều đặn hàng ngày giúp làm giảm triệu chứng đầy hơi, ứ trệ và đau bụng, táo bón ở trẻ em.

– Ngâm hậu môn với nước muối ấm để đẩy lùi táo bón cho trẻ dưới 1 tuổi

Ngâm hậu môn của trẻ trong nước muối ấm trước khi đi đại tiện có thể làm mềm niêm mạc và giãn cơ vòng hậu môn, nhờ đó trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn, tránh đau rát. Ngoài ra, thường xuyên ngâm hậu môn bằng nước ấm còn có thể giảm nguy cơ viêm nhiễm, nứt hậu môn hoặc áp xe,…

– Rau mồng tơi hỗ trợ giảm đau rát khi đại tiện cho trẻ

Chất nhầy pectin trong rau mồng tơi có tác dụng làm mềm trực tràng – hậu môn, giúp phân đi ngoài dễ dàng mà không gây khó chịu, đau rát. Vì vậy, nên dùng rau mồng tơi để giảm ngứa, đau rát khi trẻ đi cầu.

Khi nào táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi cần phải đi khám?

Khi bị táo bón, giải pháp tốt nhất là cha mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa Nhi về tiêu hóa, để không bỏ sót các bệnh lý khác, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn. Ngoài ra, khi bé có các biểu hiện sau, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế:

  • Trẻ bị đau bụng dữ dội;
  • Trẻ chưa đi tiêu sau hơn 24 giờ so với tần suất bình thường ở trẻ dưới 4 tháng tuổi;
  • Đầy bụng, nôn mửa;
  • Chậm phát triển;
  • Tiêu chảy có máu;
  • Chậm phát triển về thần kinh;
  • Hậu môn của trẻ bất thường;
  • Có triệu chứng nghi ngờ táo bón bệnh lý.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi là hình thành thói quen đi ngoài vào cùng một thời điểm trong ngày. Đồng thời, đối với trẻ sau tuổi ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ ăn rau, củ, quả để cung cấp lượng chất xơ cần thiết, làm mềm phân và đi tiêu dễ dàng hơn. Nếu tình trạng táo bón của trẻ kéo dài, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến trung tâm y tế để khám và điều trị.

Posted by : hiep bee / On : 30/04/2021

Nên ăn gì để tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ táo bón?

Chăm sóc trẻ, Táo bón

Thực đơn ăn uống ảnh hưởng không nhỏ đến tiêu hóa của bé, vấn đề thường xuất hiện là tình trạng trẻ bị táo bón. Vậy trẻ bị táo bón nên ăn gì để tốt cho đường tiêu hóa và đi đại tiện dễ dàng hơn?

“Trẻ táo bón nên ăn gì?” – Là một trong những chủ đề khơi dậy được sự quan tâm lớn của các bậc phụ huynh. Chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ nhỏ táo bón. Bổ sung thực phẩm phù hợp, đúng thời điểm sẽ có tác dụng tích cực trong việc điều trị táo bón cho trẻ tại nhà.

Dưới đây là 8 loại thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa của bé mà bé bị táo bón nên ăn , bố mẹ không nên bỏ qua.

TRẺ TÁO BÓN NÊN ĂN GÌ?

  1. RAU MỒNG TƠI

Mồng tơi có tác dụng nhuận tràng và là thực phẩm nên ăn khi trẻ bị táo bón

Theo Đông y, rau mồng tơi có vị chua ngọt, tác dụng vào 5 kinh là Tâm, Can, Tỳ, Đại tràng và Tiểu tràng. Vì vậy, loại rau này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và lương huyết.

Ngoài ra, rau mồng tơi còn có tính nhuận tràng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, kích thích nhu động ruột hoạt động tốt… thế nên rau mồng tơi là thực phẩm nên ăn khi trẻ bị táo bón  

  1. KHOAI LANG

Đây được coi là một trong những loại rau củ có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ bị táo bón và có tác dụng cải thiện tình trạng táo bón của trẻ.

Khoai lang có vị ngọt, tính bình, tác dụng nhuận tràng, giải độc và bổ tỳ vị, thường được dùng để cải thiện các chứng như phân khô, khó tiêu hay táo bón.

Ngoài ra, lá khoai lang chứa 1,95-1,97% nhựa tẩy nên còn có tác dụng nhuận tràng hiệu quả.

Cha mẹ có thể dùng củ và lá khoai lang để nấu theo nhiều cách khác nhau để bé không bị ngán khi ăn.

Khoai lang là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ táo bón

  1. BÔNG CẢI XANH

Bông cải xanh hay còn gọi là súp lơ xanh là một trong những loại thực phẩm ba mẹ nên cho bé ăn khi bị táo bón. Súp lơ xanh có thành phần chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất khoáng, sắt… rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Trẻ mắc chứng táo bón nếu được bổ sung đầy đủ chất xơ sẽ hỗ trợ làm phân mềm, xốp hơn và kích thích nhu động ruột thải phân.

Bông cải xanh cung cấp lượng lớn chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ bị táo bón

  1. SỮA CHUA

Sữa chua là sản phẩm được lên men từ sữa nhờ vi khuẩn lactic giúp chuyển sữa từ dạng lỏng sang dạng sền sệt, chứa nhiều đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất cần thiết, dễ hấp thu rất tốt cho sức khỏe.

Sữa chua cung cấp nhiều lợi khuẩn nên có tác dụng tăng cường hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, giúp tiêu hóa thức ăn, điều hòa nhu động ruột và cải thiện tình trạng trẻ bị táo bón hiệu quả.

Sữa chua giúp bổ sung vi khuẩn đường ruột chất lượng cao trong hệ tiêu hóa

  1. RAU DỀN ĐỎ

Rau dền đỏ chứa nhiều khoáng chất, chất xơ và vitamin, có khả năng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức đề kháng.

Đặc biệt, chất xơ đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa của cả trẻ nhỏ và người lớn. Thiếu chất xơ sẽ làm tăng nguy cơ bị táo bón, phân tích tụ lâu ngày không được đào thải ra ngoài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ.

Cha mẹ có thể dùng rau đỏ để nấu canh hoặc luộc cho bé.

Rau dền đỏ cung cấp nhiều chất xơ, có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ táo bón và cải thiện tình trạng này

  1. BÍ ĐỎ

Bí đỏ là thực phẩm tốt cho trẻ bị táo bón do chứa nhiều chất xơ, vitamin E và B6. Đối với trẻ ăn dặm, bố mẹ có thể dùng bí đỏ để nấu cháo, súp, canh hoặc xào.

Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần bổ sung những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

Bí đỏ là thực phẩm rất tốt cho trẻ bị táo bón do chứa nhiều chất xơ, vitamin E và B6

Trên đây là một số thông tin về nên ăn gì để tốt cho hệ tiêu hóa khi trẻ bị táo bón. Mong rằng qua đây, các bậc phụ huynh sẽ có thêm kiến ​​thức và kinh nghiệm để điều trị cho trẻ bị táo bón tại nhà.

Posted by : hiep bee / On : 30/04/2021

Táo bón ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Chăm sóc trẻ, Táo bón

Nội dung chính

  • 1 Thế nào là táo bón ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi?
    • 1.1 Nguyên nhân xảy ra tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
      • 1.1.1 Cách đẩy lùi chứng táo bón ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Thế nào là táo bón ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi?

Trong trường hợp bình thường, trẻ bú mẹ đi tiêu 1-2 lần / ngày, phân mềm, nát, màu hoa cải và có mùi chua. Ở trẻ bú sữa công thức, tần suất đi tiêu có thể ít hơn, cứ 1-2 ngày một lần, phân rắn hơn và có mùi hôi hơn. Trẻ sơ sinh bị táo bón là hiện tượng trẻ đi ngoài ra phân khô, cứng, vón cục, rắn chắc. Trẻ có thể phải rặn khi đại tiện. Đi tiêu ít hơn, lâu hơn ba ngày so với lần đi ngoài trước đó của trẻ.

Nguyên nhân xảy ra tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn: chế độ ăn hàng ngày của mẹ có chứa nhiều thức ăn cay, nóng như ớt, gừng, hạt tiêu hay các chế phẩm từ sắt, canxi… Đây là nguyên nhân khiến sữa mẹ bị nóng, dễ gây ra tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi.

Đối với trẻ dùng sữa công thức: Trẻ uống sữa công thức dễ bị táo bón hơn trẻ bú mẹ do sữa công thức không dễ tiêu, dễ gây nóng. Các yếu tố như sữa trẻ đang dùng không phù hợp cho trẻ sơ sinh, mẹ pha sữa quá đặc hoặc quá loãng hoặc sữa công thức không có hoặc thiếu chất xơ hòa tan  Fructooligosaccharid (FOS) có thể gây nên táo bón ở trẻ sơ sinh.

Sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ nhỏ: Khi trẻ bị ốm hoặc ho mà dùng thuốc kháng sinh cũng có thể khiến trẻ bị táo bón. Thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà còn tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi trong đường ruột, khiến trẻ bị rối loạn vi sinh đường ruột, dẫn đến các bệnh về hệ tiêu hóa, từ đó dẫn đến táo bón ở trẻ sơ sinh.

Cách đẩy lùi chứng táo bón ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

  •       Để ngăn ngừa và đẩy lùi trình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, có thể áp dụng các biện pháp sau:
  •       Bổ sung lượng nước cho cơ thể trẻ bằng cách tăng cường bú mẹ. Sữa mẹ rất dễ tiêu hóa nên nếu trẻ bú đủ thì không chỉ bổ sung đủ nước mà còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Nếu mẹ ít sữa có thể cho con bú nhiều lần. Ngoài ra, mẹ cũng cần tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả để bài tiết qua sữa mẹ tốt hơn.
  •       Nếu trẻ sơ sinh bú sữa công thức bị táo bón, cha mẹ và người chăm sóc trẻ nên pha sữa theo hướng dẫn để tránh pha quá nhiều có thể dẫn đến táo bón ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý khi lựa chọn sữa công thức phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ.
  •       Khi tắm cho trẻ, trước khi ăn hoặc khi trẻ rặn phân, nhẹ nhàng massage bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ hoặc thực hiện các động tác đạp xe bằng chân của trẻ để kích thích nhu động ruột và giúp trẻ đi tiêu dễ dàng.
  •       Khi trẻ bị táo bón khiến trẻ khó đi đại tiện và khiến trẻ rặn nhưng vẫn không đi được, cha mẹ có thể dùng tăm bông mềm tẩm dầu thực vật hoặc mật ong để kích thích vùng hậu môn của trẻ giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn.
  •       Có thể cho trẻ uống 2 lần/ngày 1 gói MIXTER FOS 20g, trong khoảng 3 – 5 ngày để cải thiện hệ tiêu hóa và đẩy lùi tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ 2 tháng tuổi

Nếu không thể khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp trên và trẻ không tăng cân, có dấu hiệu bất thường như chướng bụng, biếng ăn, quấy, sốt thì cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để chẩn đoán, phát hiện và điều trị nhanh chóng với các chuyên gia nhi khoa.

Táo bón ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có thể xuất hiện ở cả trẻ bú mẹ hoàn toàn và trẻ bú sữa bột công thức. Có nhiều cách giúp khắc phục tình trạng táo bón của trẻ. Tuy nhiên, nếu thấy áp dụng không hiệu quả, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và tiến hành điều trị phù hợp, kịp thời.

Để đăng ký tư vấn với chuyên gia dinh dưỡng giúp bé thoát khỏi táo bón vui lòng liên hệ: Hotline:  0977.55.6819 – 096.793.6685 –  098.535.7586

Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ 24/7 cho các bé gặp vấn đề táo bón.

1 2 3 … 10 Next

    Bạn nên xem

    Chuyên mục

    • Chăm sóc trẻ
    • Táo bón

    bán đông trùng hạ thảo ở tp hồ chí minh
    bán đông trùng hạ thảo ở hải phòng
    đông trùng hạ thảo loại khô giá bao nhiêu
    đông trùng hạ thảo
    khóa học livestream nexton
    hướng dẫn bán hàng livestream
    Địa chỉ mua yến chưng tại hà nội

    địa chỉ mua yến chưng tại hải phòng
    địa chỉ mua yến chưng tại đà nẵng
    Địa chỉ mua yến chưng tại hồ chí minh
    địa chỉ mua tổ yến sào tại hà nội
    địa chỉ mua tổ yến sào nguyên chất ở đâu

    mua đường ăn kiêng ở đâu hà nội
    bán sỉ, buôn đường cỏ ngọt
    đường ăn kiêng cỏ ngọt và đường bắp tốt không
    đường ăn kiêng nào tốt nhất
    tác dụng của đường ăn kiêng cỏ ngọt
    gia công thực phẩm chức năng hà nội
    dịch vụ gia công thực phẩm chức năng chuẩn gmp
    công ty sản xuất thực phẩm chức năng thuốc đông y
    sản xuất thực phẩm chức năng dạng viên nang

    mixterfos.vn

    Các sản phẩm của Công ty Trang Ly được thị trường trong nước tin dùng, vươn xa xuất khẩu sang thị trường quốc tế như: Lào, Campuchia, Myanmar, Sudan, Yemen, Nga, Đức, Pháp và nhiều nước khác trong khối Châu Âu.

    0977.55.6819

    Nội dung chính

    • 1 Chính sách
    • 2 Dịch vụ
    • 3 LIÊN HỆ
    Chính sách
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách đổi trả
    • Chính sách bảo hành
    Dịch vụ
    • Trang chủ
    • Giới Thiệu
    • Sản phẩm
    • Liên hệ
    LIÊN HỆ

    Địa chỉ: Số 5 -G19, Tập thể Thành Công, Ba Đình, Hà Nội

    Hotline: 0977.55.6819 – 096.793.6685 – 098.535.7586

    Email: tranglypharma@gmail.com

    NHÀ MÁY SẢN XUẤT: Khu Công Nghiệp Nguyên Khê – Đông Anh – Hà Nội

    VP Mỹ: 4801 Little John Street F Baldwin Park, CA 91706 USA

    VP Nga : Trung tâm thương mại thuộc Tổ hợp đa chức năng Hà Nội Mátxcơva, số 146, Đại lộ Yaroslavkoe TP Mátxcơva, Liện bang Nga

    Copyright 2021 © Thiết kế bới Bee Hiep